Sơ bộ về trống đồng
Chúng ta đều biết, trống đồng là một loại nhạc cụ đã có từ hàng ngàn năm nay. Từ trên những chi tiết ở trống đồng, người ta có thể đọc được cả chiều dài và bề sâu văn hoá, xã hội của một dân tộc, một vùng miền. Theo sử sách ghi chép lại, trống đồng thường được dùng nhiều nhất khi cộng đồng thực hiện các nghi lễ tôn giáo, lễ hội, ma chay.. Không những vậy, trống đồng còn là biểu trưng cho quyền lực và sức mạnh của những bộ lạc, nhóm người, thủ lĩnh… Bởi thế, một chiếc trống càng to, càng đẹp, càng tinh xảo thì quyền lực của người sở hữu chúng càng lớn.
Ngày nay, những chiếc trống đồng cổ được xem là tài sản quý báu của quốc gia và nó thường được trưng bày, lưu giữ tại các viện bảo tàng, nhà văn hóa… Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn có một chiếc trống đồng để trưng bày, biếu/tặng, làm quà lưu niệm… thì vẫn có thể đặt làm những mẫu trống đồng với các kích cỡ, họa tiết… tại những cơ sở đúc đồng uy tín.
Các loại trống đồng chính và hoạ tiết trống đồng
Trống đồng được cha ông ta truyền lại gồm có 3 loại chính là: Trống đồng Đông Sơn, Trống Đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Hoàng Hạ…
Hoa văn họa tiết Trống đồng: Khi tìm hiểu sâu về ý nghĩa họa tiết Hoa văn trống đồng sẽ thấy được nền văn hóa và những văn minh xã hội của người tiền cổ, ông cha ta ngày xưa. Họa tiết trống đồng gồm những cảnh chính:
Thứ 1: Ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của những cư dân trồng lúa nước, tiếp đến là Hình người
Thứ 2: Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim.
Thứ 3: Hình nhà: Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn.