Trống đồng Đông Sơn là một nhạc khí dân tộc được sử dụng trong các ngày lễ văn hóa độc đáo của người dân Việt thời xa xưa. Đây cũng là một loại nhạc cụ thể hiện hào khí dân tộc qua các cuộc đấu tranh, ăn mừng ngày lễ, liên hoan vụ mùa… Cho đến nay nó vẫn là một trong những niềm tự hào văn hóa của chúng ta, là món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè quốc tế. Cùng đúc tượng phật bằng đồng Đồ đồng Việt tìm hiểu về cách sử dụng nhạc cụ trống đồng Đông Sơn qua các thông tin sau:
Là nhạc khí của dân tộc thì việc sử dụng trống đồng được tiến hành ra sao? Vấn đề này cũng được các nhà khoa học dày công nghiên cứu. Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên các tư liệu về khảo cổ học và dân tộc học.
Cách tạo ra âm thanh của trống đồng
Thông qua các tư liệu về khảo cổ học
Trên khía cạnh khảo cổ học, nghiên cứu cách thức sử dụng trống đồng như một nhạc khí được căn cứ trên các đặc điểm trên bề mặt trống như cấu tạo, hiện trạng và hoa văn trên trống.
Về đặc điểm của trống đồng
Những trống đồng của văn hóa Đông Sơn đều thuộc loại I theo cách phân loại của F. Heger. Kết cấu trống đồng Đông Sơn gồm 4 phần: mặt, tang, thân và chân. Mặt trống hình tròn, giữa mặt đúc nổi hình mặt trời với 12 đến 18 cánh, xung quanh trang trí nhiều băng hoa văn. Tang trống hơi phình ra, nối liền với mặt trống; thân trống hình trụ tròn thẳng đứng; phần chân hơi loe thành hình nón cụt. Có bốn chiếc quai chia làm hai cặp gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng.
Về hiện trạng của nhạc cụ này
Nhạc cụ này vẫn được tìm thấy, phục hồi qua thời gian, nhiều chiếc trống đồng được tìm thấy còn tương đối nguyên vẹn. Xem xét về hiện trạng của nhiều chiếc trống đồng, ta thấy, phần lớn ở giữa mặt những chiếc trống, vị trí in nổi của ngôi sao nhiều cánh thường nhẵn, rỗ, hoặc bị biến dạng. Nguyên nhân có thể là do sự tác động thường xuyên của dùi? Điều này một lần nữa minh chứng trống chủ yếu được đánh/gõ vào vị trí chính giữa mặt trống. Bạn có thể tìm mua các trống đồng làm lại với các họa tiết sắc nét tại nới bán đúc tượng đồng bán thân Đồ đồng Việt để tìm hiểu thêm về nền văn hóa này.
Cách gõ trống đồng Đông Sơn
Như vậy, theo các tư liệu tìm thấy thì vị trí đánh (gõ) trống chính là giữa mặt trống bởi chỗ này được đúc nổi hình mặt trời dày hơn để chịu nhiều tác động của vật đánh (dùi), các cánh mặt trời sẽ làm lan tỏa âm thanh ra xung quanh. Tuy nhiên, phần tang và thân trống có thể cũng được đánh để tạo nên những đặc điểm âm thanh khác nhau.
Ngoài ra, trống còn có một thùng cộng hưởng độc đáo để tạo ra nhiều sắc thái âm thanh khác nhau: phần tang phình, phần thân và chân loe ra giúp cho trống có âm thanh vang xa,từ những âm thanh ban đầu được nhận lên về mặt cường độ. Một điều cần lưu ý là 4 quai trống được đúc đối xứng khá dày và chắc chẵn. Điều này cho ta liên tưởng tới việc trống được luồn dây để treo lên trong quá trính sử dụng.
Thông qua học tiết trang trí trên trống
Phần lớn các nhà khảo cổ học cho rằng cách gõ trống đồng đều dựa vào những họa tiết hoa văn trang trí trên trống. Xem xét trên bề mặt các trống như trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, trống Cổ Loa và trống Sông Đà… ta có thể thấy bề mặt mỗi chiếc trống đều có 2 cảnh người đánh trống đối xứng nhau qua tâm.
Theo đó thì một dàn trống thường có 4 chiếc cạnh nhau, phía trên là bốn người trong tư thế ngồi hoặc đứng dùng một cái cây dài để gõ thẳng đứng lên mặt trống. Theo Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam qua các nghiên cứu thì người xưa còn đào hố rộng ra rồi trống ở lơ lửng giữa hố, giúp âm thanh đã mạnh rồi lại mạnh hơn. Những hố cộng hưởng này còn thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Dù hàng nghìn năm trôi qua, nhưng trống đồng vẫn luôn là một nét di tích,văn hóa đặc biệt trong đời sống người dân. Hình ảnh trống đồng thể hiện, gắn bó với nét sinh hoạt hằng ngày cho một văn hóa đồ đồng phát triển theo thời gian. Với mua tượng phật bằng đồng và các sản phẩm bằng đồng tại đồ đồng Việt để làm đẹp hơn cho không gian nhà ở và thể hiện nét truyền thống…