Trống đồng trở thành một vật đại diện cho văn hóa của dân tộc Việt Nam bởi nó là vật tái hiện lại sinh hoạt, ước mong của người dân qua nhiều thời đại khác nhau. Trống đồng được xuất hiện cách đây hàng nghìn năm với nhiều sự thay đổi của các nền văn hóa khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến loại trống đồng xuất hiện đầu tiên, là tiền đề cho những sự thay đổi của các loại trống đồng sau này, các đồ bằng đồng khác đồ thờ bằng đồng vĩnh tiến – Trống đồng Đông Sơn. Cùng Đồ đồng Việt tìm hiểu về nét độc đáo của họa tiết trên trống đồng Đông Sơn:
Hình ảnh thể hiện cho tục sùng bái thiên nhiên, muôn loài
- Ngôi sao ở tâm trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim.
- Hình ảnh người – chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ.
- Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ.
Thể hiện nét văn hóa trang phục
- Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ.
- Quần áo được tả trên trống có các loại như : áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố…Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.
Tái hiện lại các hình ảnh giải trí của người dân Việt
Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).
Nghệ thuật tạo hình
Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.
Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải…
Tái hiện nhạc khí sử dụng
Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống :
Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
Những kiến thức khoa học
- Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp : tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề. Đồng được làm hoành phi câu đối và nhiều sản phẩm khác.
- Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.
- Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Tái hiện lại nghệ thuật kiến trúc
Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là ‘nhà thờ’. Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là ‘nhà ở’. Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.
Trống đồng luôn là một đề tài nghiên cứu của không chỉ các nhà lịch sử, văn hóa mà còn cả những người nước ngoài khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Tại Đồ đồng Việt cung cấp các sản phẩm bằng đồng, đồ thờ cúng bằng đồng dapha, trống đồng, mặt trống đồng… Để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu.