Tìm hiểu 3 nhóm trống đồng Đông Sơn tại Việt Nam

Tìm hiểu 3 nhóm trống đồng Đông Sơn tại Việt Nam

Là một trong những nền văn hóa lâu đời và tạo nên điểm nhấn trong lịch sử dân tộc Việt. Trống đồng tồn tại hàng nghìn năm, là niềm tự hào, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân xưa và nay. Cùng Đồ đồng Việt khám phá, tìm hiểu về 3 nhóm trống đồng qua các thông tin sau:

Tìm hiểu 3 nhóm trống đồng Đông Sơn tại Việt Nam

Nhóm A- Nhóm trống đồng phổ biến được nhiều người biết đến

Tiểu nhóm A1

Trong tiểu nhóm này gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.

Đặc điểm:

Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo. Cũng giống như đỉnh đồng tam khí ngũ sắc có là sự kết hợp giữa nhiều hình ảnh khác nhau về thiên nhiên, con vật.

Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.

Hoa văn:

Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa

Tiểu nhóm A2

Gồm 8 trống tiêu biểu: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.

Đặc điểm:

Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay dổi, nhưng trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đươi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình bò hay hình chim.

Hoa văn:

Hoa văn chủ đạo của trống là hoạ tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa.

Nhóm B – Nhóm trống đồng chiếm số lượng nhiều nhất

Nhóm B chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh

Đặc điểm:

  • Vành chim trên mặt trống thường khắc 4 con, một vài trống là 6 con.
  • Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh.
  • Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song.

Nhóm C nhóm trống đồng ít gặp nhất

Gồm 11 trống trong nhóm C: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún.

Đặc điểm:

Trên mặt trống đồng này là sự xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm. Hiện nay, đồ đồng Việt tái hiện lại loại trống này qua các mặt trống, trống lưu niệm với giá cả phù hợp như giá đồ thờ bằng đồng đại bái.

Mỗi nhóm trống đồng lại có một nét hoa văn, họa tiết và điểm riêng tạo nên sự độc đáo, đa dạng của văn hóa trống đồng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tựu chung lại vẫn là những nét khắc trạm tinh xảo và tài tình của những người nghệ nhân hàng đầu. Hiện nay, Đồ đồng Việt đã tái hiện lại hình ảnh của trống đồng qua bàn tay tài tình của nghệ nhân đúc đồng với giá sản phẩm, giá tiền đồ đồng thờ cúng hợp lý trên thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *