Văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh là 2 nền văn hóa tồn tại lâu và để lại nhiều thành tựu to lớn cho nước Việt thời kỳ phong kiến. Đây cũng là 2 nền văn hóa phản ánh sự hình thành và phát triển từ những ngày đầu của lịch sử dân tộc. 2 nền văn hóa này đều có trống đồng – 1 loại nhạc cụ dân tộc bây giờ trở thành di vật, quà tặng bằng đồng ý nghĩa dành cho du khách nước ngoài. Vậy 2 nền văn hóa này có những gì đặc biệt, tại sao lại là 2 trong 3 cái nôi văn minh cổ xưa của người Việt (bên cạnh văn hóa Óc eo), cùng Đồ đồng Việt tìm hiểu qua các thông tin sau:
So sánh về những dấu tích văn hóa
- Dấu tích văn hóa còn để lại giúp cho chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu tiền nhân rõ nét hơn. Những dấu tích đó chính là sự thật khách quan của lịch sử, phản ánh và lưu giữ quá khứ lịch sử, cho phép các thế hệ sau hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn về cha ông của mình. Cả hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều phương diện. Đó chính là tiền đề không thể thiếu để ra đời các quốc gia phong kiến hùng mạnh như Đại Việt, Chiêm Thành sau này.
- Tồn tại kéo dài trong nhiều thế kỷ, đạt được những thành tựu khác nhau để rồi bước vào giai đoạn suy tàn như một tất yếu khách quan của lịch sử phát triển, cả hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh cũng không nằm ngoài qui luật vận động, biến đổi chung.
- Dấu tích văn hóa của cả hai nền văn hóa này để lại hầu hết được tìm thấy từ trong lòng đất, trong các tầng văn hóa. Đặc trưng nổi bật chính là những ngôi mộ cổ, với văn hoá Đông Sơn là mộ thuyền, với văn hoá Sa Huỳnh là mộ chum. Dưới đây là những đặc trưng nổi bật về hai loại hình mộ cơ bản của hai nền văn hóa này.
Di chỉ nổi bật mộ chum – vò của văn hoá Sa Huỳnh
Về cơ bản, chum Sa Huỳnh có ba kiểu dáng sau đây:
- Loại 1: Thân chum thuôn hình ống, hơi phình ra ở vai, cổ thắt lại, miệng loe tạo thành một đường gấp khúc từ vai – cổ – miệng. Thân chum thường hơi thắt vào ở giữa, đáy hơi tròn dẹt. Trên thân chum thường có văn thừng dập.
- Loại 2: Đáy chum hình trứng, vai hơi thuôn nhỏ lại, miệng loe.
- Loại 3: Đáy chum hình cầu, cổ thắt lại, miệng thấp hơi loe.
Trong các di tích của văn hóa Sa Huỳnh được các nhà khảo cổ tìm hiểu còn có các chum hình nồi có kích thước lớn, cao tới 0,3m, đường kính bụng 0,35m, bụng tròn, đáy phẳng, miệng ngắn và có nắp đậy. Người ta thường quan niệm những chiếc nồi trong các khu mộ là mộ trẻ con. Điều đó chỉ đúng một phần, có lẽ nó cũng phản ánh sự phụ thuộc vào điều kiện sống của cư dân từng vùng, vào những khoảng thời gian khác nhau nào đó trong cuộc sống của cá nhân và cộng đồng cư dân trong lịch sử
Di chỉ mộ thuyền của văn hoá Đông Sơn
Đây là những di chỉ mà ở đó có các mộ được làm từ các thân cây gỗ lớn đục đẽo thành hình thuyền, do vậy mà chúng mang tên gọi ‘mộ thuyền’. Điều này cùng với những hình ảnh khắc trên trống đồng Đông Sơn và những di vật khác của văn hóa Đông Sơn phát hiện ở nhiều nơi trong đồng bằng Bắc bộ càng khẳng định ở giai đoạn văn hóa Đông Sơn, người Việt Cổ đã khai phá mạnh mẽ vùng đồng bằng, đầm lầy, phát triển giao thông thủy khá mạnh mẽ. Những di chỉ này đã được phát hiện ở Việt Nam có niên đại từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I SCN [2700 năm đến hơn 1900 năm về trước].
Di chỉ mộ thuyền đã cung cấp rất nhiều thông tin, tư liệu quí giá về xã hội người Việt cổ thời kỳ nền văn hóa Đông Sơn, thời đại của các vua Hùng trong lịch sử. Cũng chính những di chỉ mộ thuyền đã chứng minh ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, nền văn minh của người Việt cổ đã phát triển rực rỡ, và kinh tế thủy/biển khi đó đã manh nha phát triển, nhưng sau đó đã nhanh chóng bị lụi tàn ngay sau khi bị người phương Bắc đô hộ.
Về trống đồng Đông Sơn
Nếu đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn là đúc đồng thì đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng là trống đồng Đông Sơn. Cũng nhờ nền văn hóa khai sinh này mà nghệ thuật kim khí trở nên phát triển với đồ thờ cúng bằng đồng và nhiều sản phẩm bằng đồng tại các làng nghề phát triển.
Về địa bàn cư trú của 2 nền văn hóa
Khi tìm hiểu dưới góc độ địa bàn cư trú nếu có thể nói văn hóa Đông Sơn là ‘văn hóa đồng bằng’, ‘văn hóa tiền lục địa’ thì văn hóa Sa Huỳnh là ‘văn hóa duyên hải’, ‘văn hóa tiền biển cả’ hay ‘văn hóa tiền cảng thị’. Chính những điều này sẽ tạo nên những sắc thái riêng biệt trong đặc trưng của hai nền văn hóa rực rỡ này.
Văn hóa Đông Sơn là văn hóa đi trước, có ảnh hưởng và giao lưu với Văn hóa Sa Huỳnh sau này, chính vì thế nó có những nét đặc biệt trong đời sống văn hóa. Trở thành những dòng mạch lịch sử, thành tựu dân tộc. Từ quá khứ trống đồng Đông sơn, đến Ngọc Lũ và bây giờ là các đồ thờ bằng đồng như đồ thờ đồng đại bái… sẽ luôn là những điều để thế hệ trẻ học theo…